Một trong những hệ thống an toàn của xe ô tô đó là túi khí ô tô và dường như không quá xa lạ đối với người sử dụng. Tuy nhiên bạn đã hiểu được rõ về hệ thống an toàn này. Cùng tìm hiểu về hệ thống túi khí trên xe ô tô để có phương pháp sử dụng hiệu quả nhất nâng cao tính an toàn khi lái xe.
Toc
Tìm hiểu về túi khí ô tô
Cùng tìm hiểu về hệ thống túi khí ô tô an toàn.
Túi khí ô tô là gì
Túi khí ô tô có tên tiếng Anh là Supplemental Restraint System – viết tắt SRS là một hệ thống an toàn hạn chế va đập bổ sung. Giúp bảo vệ người lái và hành khách trên xe, giảm thiểu các chấn thương khi xe xảy ra va chạm mạnh. Túi khí được lắp đặt ẩn ở một số vị trí bên trong xe ô tô. Khi xe xảy ra va chạm, ngay lập tức túi khí sẽ được kích hoạt căng phồng để bảo vệ người lái và hành khách trong xe.
Túi khí ô tô được hình thành và phát triển từ những năm 50, qua nhiều năm và nhiều sự cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm và hạn chế của túi khí. Thì đến năm 1971 hệ thống túi khí ô tô chính thức được sử dụng.
Được biết, khi tai nạn xảy ra để cho người ngồi trong xe không bị chấn thương nặng cần phải đảm bảo được hai yếu tố: giữ cho ca bin xe cứng vững ít bị biến dạng. Và đồng thời giảm thiểu chấn thương cho hành khách bị “quăng quật” bên trong ca bin khi xảy ra tai nạn.
Cấu tạo túi khí
Túi khí ô tô gồm 3 bộ phận chính: gồm túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ phận cảm biến va chạm.
Chất liệu tạo nên túi khí ô tô là loại vải co giãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và có thể dễ dàng bung ra khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mi li giây. Nhằm bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe.
Những vị trí đặt túi khí trên xe thường có ký hiệu là SRS. Sau khi va chạm xảy ra, dây an toàn giúp hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trong xe và do đó sẽ giảm lực tác động lên người họ. Túi khí ô tô SRS đồng thời giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể khác trong xe và hấp thụ một phần lực ảnh hưởng tới người lái và hành khách.
Nguyên lý hoạt động
Khi xảy ra va chạm, cảm biến có tên gọi ACU sẽ nhận ra va chạm qua máy đo gia tốc. Sau đó kích hoạt hệ thống bơm phồng các túi khí. Lượng khí gas lớn nén bên trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 300km/h.
Trong vòng 5 giây, các khí này từ từ được thoát ra theo các lỗ nhỏ để bạn không bị mắc kẹt bên trong xe.
Cụ thể, hệ thống này sẽ trải qua 3 giai đoạn chính kể từ khi xe gặp va chạm cho đến khi túi khí bung. Đầu tiên, hệ thống điều khiển chính (ACU) điều khiển các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh để nhận biết mức độ ảnh hưởng. Khi con số này vượt quá giá trị quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi mới đánh lửa.
1. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1384/
2. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1342/
3. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1036/
Tiếp theo, ngòi nổ sản sinh ra dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mi li giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí để tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian ngắn. Cuối cùng, túi khí được bơm căng để giảm tác động lực người ngồi trên xe và ngay lập tức khí đó thoát ra ở các lỗ xả phía sau.
Tác dụng túi xe khí ô tô
Lấy ví dụ như xe ô tô đâm trực diện từ phía trước vào một vật thể cố định ở vận tốc 60 km/h. Ngay sau khi va chạm, xe sẽ ngừng dịch chuyển. Tuy nhiên, khi này người ngồi trong xe sẽ vẫn tiếp tục lao thẳng về trước với tốc độ cao do lực quán tính. Dẫn đến bị va đập mạnh vào các vật thể phía trước.
Nếu như người ngồi có thắt dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển có thể giảm dần. Nhưng trong các trường hợp xe bị va chạm mạnh, hệ thống dây an toàn không thể bảo vệ người ngồi tránh khỏi va đập. Do đó, nếu có thêm hệ thống túi khí ô tô đỡ phía trước hay bên hông thì lực va đập sẽ được giảm thiểu đáng kể. Ví dụ như túi khí phía trước người lái sẽ giúp hạn chế lực va đập phần ngực và phần đầu vào vô lăng.
Các loại túi khí trên ô tô
Hệ thống túi khí ô tô có khá nhiều loại. Túi khí được bố trí ở nhiều vị trí khác nhau trên xe ô tô như:
Túi khí phía trước
Đây hiện là loại túi khí phổ biến nhất. Túi khí ô tô này có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu và phần ngực của người ngồi khi xe va chạm trực diện. Túi khí sẽ được kích hoạt trong phạm vi góc đâm thường từ 30 độ tính về cả hai bên đầu xe. Thiết bị sẽ được kích nổ nếu mức độ va đập ở phía trước vượt quá giới hạn khi va chạm vào các vật thể cố định và không biến dạng. Trong trường hợp va chạm với các vật có thể dịch chuyển như các loại xe đang đậu đỗ thì giới hạn vận tốc để kích nổ sẽ lớn hơn.
Túi khí sườn (hông, rèm)
Túi khí ô tô bên sườn này có nhiệm vụ bảo vệ phần ngang đầu và phần ngang ngực của người ngồi khi va chạm từ bên hông. Túi khí bên hông được kích hoạt khi chịu tác động từ hai bên thân xe hoặc khi nhiệt độ trong xe đạt ngưỡng trên 150 độ C (đây là trường hợp tự hủy của túi khí khi xe bị cháy). Hệ thống túi khí sườn có 3 loại hình chính là túi khí bảo vệ ngang ngực (túi khí hông), túi bảo vệ ngang đầu (túi khí rèm) và túi khí bảo vệ kết hợp cả hai.
Túi khí đầu gối
Túi khí ô tô này đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ phần khớp gối của người ngồi khi xe ô tô va chạm trực diện.
Túi khí trên dây đai an toàn
1. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1242/
2. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1307/
3. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1010/
Túi khí này có nhiệm vụ bảo vệ phần trước ngực của người ngồi. Được tích hợp sẵn trên hệ thống dây đai an toàn.
Túi khí trần xe
Túi khí trần xe nằm ở phía trên của trần xe ô tô. Túi khí an toàn này có nhiệm vụ bảo vệ phần đỉnh đầu của người ngồi khi xảy ra va chạm.
Những lưu ý về túi khí xe ô tô
– Do hệ thống túi khí ô tô khi nổ sẽ có tốc độ rất nhanh cũng như tạo ra lực rất mạnh. Cho nên mọi người không để hoặc lắp thêm đồ vật trên hệ thống túi khí của lái xe và hành khách phía trước.
– Người ngồi trên xe cũng không nên ngồi quá gần hệ thống túi khí an toàn. Người lái nên tập cách ngồi đúng vị trí, cầm vào vành tay lái và không để tay lên hệ thống túi khí.
– Túi khí ô tô sau khi nổ sẽ rất nóng, nên không chạm vào các bộ phận bên trong túi khí sau khi nổ bởi điều này có thể sẽ khiến bạn bị bỏng.
– Không cho trẻ em dưới 12 tuổi ngồi ở hàng ghế phía trước. Điều này rất nguy hiểm bởi khi hệ thống dây đai an toàn không đủ điều kiện kéo để có thể hoạt động nếu khi hệ thống túi khí bung ra sẽ gây nguy hiểm khi trẻ nhỏ bị túi khí đập vào người.
– Không phải bất kì xe ô tô nào cũng có túi khí dù đây thực sự là một hệ thống an toàn trang bị cơ bản. Nhiều quốc gia đã bắt buộc xe ô tô phải có túi khí. Nhưng cũng có các nước trong đó có Việt Nam chưa có quy định về điều này. Do đó vẫn có một số mẫu xe ô tô phiên bản giá rẻ không được trang bị túi khí ô tô. Vì thế khi mua xe bạn nên tìm hiểu và kiểm tra thật kĩ về hệ thống túi khí, nhất là khi mua những chiếc xe ô tô cũ.
– Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp ô tô va chạm nhưng túi không bung. Nhiều người cho rằng xe đã bị lỗi túi khí. Tuy nhiên không hẳn là như vậy. Bởi túi khí ô tô chỉ bung khi cảm biến nhận thấy gia tốc dừng của xe đủ lớn hoặc đủ điều kiện. Những trường hợp chưa đủ điều kiện kích hoạt thì túi khí sẽ không bung. Bởi khi này dây an toàn đã đủ sức để bảo vệ người ngồi trong xe. Chủ phương tiện cần hiểu rõ về điều kiện này để có biện pháp sử dụng hiệu quả.