Sự phát triển của các công nghệ thông minh trên xe ô tô vừa tạo ra sự giúp sức hữu ích cho người lái khi tham gia giao thông vừa thúc đẩy công nghệ xe ô tô tự lái có khả năng tự vận hành thông minh.
Toc
Sơ lược về công nghệ ô tô tự lái
Công nghệ xe hơi tự lái là một trong những công nghệ xe hơi thông minh đã được phát triển từ lâu nhằm tạo ra sự đột phá mới trong việc phát triển xe hơi. Cùng với những trang bị công nghệ mới, người lái có thể tự tin điều khiển phương tiện trên mọi cung đường.
Lịch sử phát triển ô tô tự lái
Năm 1939, trong cuộc triển lãm của General Motors, nhà thiết kế công nghiệp và sân khấu Norman Bel Geddes đã lên ý tưởng tạo ra chiếc xe hơi tự lái đầu tiên. Đó là chiếc xe điện từ trường được điều khiển bằng sóng vô tuyến tạo thành nhờ các gai kim loại từ hóa được gắn trên đường.
Đến năm 1977, Nhật Bản đã cải tiến ý tưởng ô tô tự lái trên bằng cách sử dụng hệ thống camera chuyển dữ liệu đến máy tính để tiến hành xử lý hình ảnh con đường. Tuy nhiên, chiếc xe này chỉ di chuyển được với vận tốc khoảng 32 km/giờ. Sau một thập kỷ, người Đức tiếp tục cho ra đời một phương tiện được trang bị camera và có thể tự lái với tốc độ khoảng 90 km/giờ. Khi công nghệ thông minh này được cải thiện thì khả năng phát hiện và phản ứng với môi trường của xe tự lái cũng tăng theo.
Trong những năm 2000 – 2010, các tính năng tự động hóa, hệ thống kiểm soát hành trình, hệ thống phát hiện điểm mù, hệ thống cảnh báo va chạm, chệch làn hay phanh chống bó cứng tiếp tục được phát triển. Những tính năng này nhằm đảm bảo sự an toàn và tiện lợi cho người lái xe và nhằm tạo ra hệ thống ô tô tự lái thông minh an toàn.
Giai đoạn từ năm 2010 – 2016, các khả năng hỗ trợ người lái như: camera chiếu hậu, phanh khẩn cấp tự động và hệ thống tập trung vào làn đường cũng đã xuất hiện.
Theo các chuyên gia dự tính từ nay đến năm 2025 sẽ tập trung nghiên cứu để nâng cấp các tính năng an toàn một cách tự động để cho các phương tiện có thể tự hành hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.
Nguyên lý hoạt động
Để ứng dụng công nghệ ô tô tự lái, các nhà phát triển xe hơi đã tích hợp công nghệ AI nhằm cung cấp năng lượng. Kết hợp lượng lớn dữ liệu từ các hệ thống giúp nhận dạng hình ảnh, máy học và các mạng thần kinh. Mạng nơ-ron có mục đích xác định các mẫu trong dữ liệu được cung cấp cho thuật toán máy học. Dữ liệu này sẽ thường là hình ảnh thu được trên xe tự lái để mạng thần kinh tập xác định đèn giao thông, lề đường, người đi bộ, cây cối hay biển báo và các bộ phận khác trong môi trường lái xe.
Các công nghệ trên sẽ kết hợp với khả năng tự vận hành của xe để vận hành như:
– Hệ thống kiểm soát hành trình (ACC): khi thực hiện dừng xe sẽ tự động duy trì khoảng cách giữa xe của người lái và phương tiện phía trước.
– Hệ thống giữ làn đường: khi xe ô tô băng qua vạch kẻ đường, tính năng này sẽ can thiệp bằng cách tự động thúc xe về phía làn đường cũ.
– Tính năng lái xe rảnh tay: tính năng này cho phép người điều khiển xe không cần đặt tay vào vô lăng.
Tiêu chuẩn an toàn của ô tô tự vận hành
Để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trên xe ô tô tự lái và để hạn chế những rủi ro không đáng có như: tai nạn hoặc phần mềm tự hành bị tấn công,… Các nhà sản xuất ô tô phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn An toàn Phương tiện Cơ giới Liên bang viết tắt là FMVSS (Federal Motor Vehicle Safety Standards). Và phương tiện xe phải được chứng nhận là không có rủi ro khi tham gia giao thông.
Bài viết liên quan:
Sau đây là một số tiêu chuẩn an toàn của xe tự hành:
– Xe ô tô tự lái phải học được cách xác định đối tượng trong phạm vi di chuyển.
– Hệ thống cần đưa ra được quyết định tức thời về các thời điểm giảm tốc độ, chuyển hướng hoặc đoạn đường cho phép tăng tốc.
– Hệ thống điều khiển cần đảm bảo an toàn và khắc phục được các rủi ro về an ninh mạng.
Ngoài ra, các công ty phát triển công nghệ phải liên tiếp thử nghiệm xe ô tô tự lái để đảm bảo rằng chúng an toàn. Và có thể hoạt động bình thường trước khi công bố rộng rãi ra thị trường.
Lưu ý khi sử dụng công nghệ ô tô tự lái
Mặc dù đã được kiểm soát nghiêm ngặt trước khi tung ra thị trường, xe ô tô tự vận hành vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi tham gia giao thông. Nếu như bạn để xe chạy ở chế độ hoàn toàn tự động. Đã có những nghiên cứu cho thấy có đến 94% vụ tai nạn ô tô tự lái xảy ra là do lỗi của con người.
Bởi vậy, người lái xe cần tuân thủ các hướng dẫn an toàn khi điều khiển xe ô tô tự lái đảm bảo những yếu tố:
– Không hoàn toàn phụ thuộc hết vào chức năng xe tự hành;
– Tập trung quan sát để có thể xử lý tình huống bất ngờ khi lái xe;
– Người lái xe đóng vai trò điều khiển dự phòng trong trường hợp xe có lỗi phần mềm hoặc phát sinh sự cố về máy móc;
– Hãy hiểu rõ cách sử dụng xe ô tô tự lái cũng như các tính năng an toàn khác trên xe để kịp thời xử lý tình huống khẩn cấp khi tham gia giao thông;
– Theo dõi tình trạng, kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô thường xuyên để đảm bảo xe luôn hoạt động hiệu quả.
Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ và nhất là trí tuệ nhân tạo ngày nay, việc một chiếc xe ô tô tự lái, tự vận hành trên đường là điều không còn xa. Hãy cùng chờ đón những dòng xe thông minh này nhé.