Ngày nay, xe ô tô được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại nhằm mang lại sự tiện ích, thoải mái nhất cho lái xe và hành khách. Hệ thống cảnh báo va chạm là một trong những công nghệ an toàn đang được sử dụng phổ biến. Cùng tìm hiểu hệ thống an toàn tránh va chạm này.
Toc
Tìm hiểu về hệ thống cảnh báo va chạm
Khái niệm hệ thống cảnh báo va chạm
Hệ thống cảnh báo va chạm (PCS) là một trong những trang bị công nghệ không thể thiếu trong việc hỗ trợ người lái trên ô tô. Hệ thống cảnh báo va chạm bao gồm các hệ thống giúp nhận diện và cảnh báo người lái về những sự cố có thể xảy ra. Nhằm ngăn ngừa hoặc giảm mức độ thiệt hại nghiêm trọng khi xảy ra va chạm.
Hệ thống này luôn theo dõi quá trình điều khiển của tài xế xe và các điều kiện xung quanh xe như chướng ngại vật, phương tiện phía trước hay người đi bộ,… Để có thể phát hiện sớm nguy cơ xảy ra va chạm.
Khi nhận thấy có nguy cơ tai nạn, hệ thống này sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh trên màn hình điều khiển. Hoặc chế độ rung trên vô lăng xe để nhắc nhở người lái. Nhờ vậy, đảm bảo an toàn cho lái xe và hành khách cũng như những người tham gia giao thông khác.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống va chạm
Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô sử dụng camera hành trình để quan sát. Cảm biến radar hoặc laser và ứng dụng AI nhằm mục đích để phát hiện bất thường trong khi di chuyển. Khi nhận diện được nguy cơ gây va chạm, hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh hoặc hình ảnh trên màn hình điều khiển. Hoặc bằng tín hiệu rung trên vô lăng để nhắc nhở tài xế, giúp người lái kịp thời điều chỉnh. Nếu như tài xế không phản hồi, một số hệ thống có khả năng chủ động can thiệp để tránh xảy ra tình huống xấu nhất.
1. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1059/
2. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1349/
3. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1144/
Ứng dụng và phát triển của hệ thống PCS
Do tính chất phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến độ an toàn và trải nghiệm của người sử dụng. Việc phát triển và vận hành của hệ thống PCS đòi hỏi phải sở hữu độ chính xác cực cao. Bởi bất kỳ trục trặc hay sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và điều khiển của người lái từ đó có thể dẫn đến tai nạn. Bởi thế, các nhà phát triển và nhà sản xuất đều đưa hệ thống cảnh báo va chạm PCS qua nhiều bước kiểm tra khắt khe trước khi trang bị trên xe và đưa đến tay người dùng.
Một trong những hệ thống cảnh báo va chạm đầu tiên đó là Pre-Safe. Hệ thống được Mercedes-Benz giới thiệu vào năm 2003. Hệ thống này chỉ sử dụng các cảm biến để đo góc đánh lái, gia tốc trong quá trình vận hành của xe để có thể dự đoán nguy cơ tai nạn. Vẫn chưa có khả năng đo đạc và phân tích điều kiện giao thông xung quanh như những hệ thống PCS hiện đại ngày nay. Từ những tín hiệu thu thập được, hệ thống cũng tự động chuẩn bị các biện pháp bảo vệ như đã đề cập (đóng kính, nâng lưng ghế, căng đai an toàn).
Hiện nay, với sự phát triển và phổ biến của công nghệ. Những dòng xe hạng trung với mức giá rẻ hơn cũng đã dần được các nhà sản xuất tích hợp hệ thống cảnh báo va chạm PCS. Tùy mỗi hãng xe mà PCS được giới thiệu dưới nhiều tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, khi về nước, nhiều hãng sản xuất đã cắt bỏ trang bị này để giảm giá thành sản phẩm nhằm dễ dàng tiếp cận thị trường người dùng hơn.
Xem thêm: Hệ thống giữ làn đường xe ô tô đảm bảo xe đi đúng đường an toàn
Lưu ý về hệ thống cảnh báo va chạm
Trên thực tế là dù công nghệ có hiện đại tới đâu thì con người vẫn là yếu tố quyết định. Lái xe không được chủ quan ngay cả khi điều khiển những chiếc xe ô tô đắt tiền với rất nhiều tính năng an toàn. Bởi hệ thống cảnh báo va chạm có tính năng thiết kế. Chức năng và phương pháp phát hiện, cảnh báo cho người lái là khác nhau. Do đó, chúng cũng sẽ có những hạn chế nhất định.
Tính năng cảnh báo an toàn của nhiều ô tô phổ biến là khả năng phát hiện phương tiện phía trước. Chỉ có một vài hệ thống đánh giá “xịn” hơn thì được nâng cấp lên phát hiện cả người đi bộ và động vật lớn trên đường. Do đó, chúng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mà các tài xế không nên chủ quan.
1. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1082/
2. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1200/
3. https://kiahaiduong-5s.com/archive/1379/
Tốc độ kích hoạt của các hệ thống cảnh báo va chạm cũng khác nhau. Nhiều hệ thống cảnh báo va chạm ra đời trước được thiết kế chỉ hoạt động ở tốc độ dưới 30 km/h. Hiệu suất giảm dần trong thời tiết xấu. Trong điều kiện thời tiết mưa lớn, sương mù hay ánh sáng kém cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hình ảnh của camera. Từ đó làm giảm đi hiệu suất cảnh báo.
Tùy thuộc vào đặc điểm của địa hình. Đường cong hoặc leo lên dốc của những ngọn đồi. Cũng khiến cho hệ thống cảnh báo chống va chạm có thể không phát ra âm thanh hoặc phát hiện ra sớm các chướng ngại vật.
Công nghệ, hệ thống an toàn nói chung và hệ thống cảnh báo va chạm nói riêng chỉ là các công cụ hỗ trợ người lái. Đem lại nhiều lợi ích, song các tài xế không nên quá phụ thuộc lạm dụng vào chúng. Khi lái xe, việc luôn chủ động điều khiển, luôn quan sát phía trước sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho những người khác tham gia giao thông.